Novita

NOVITA

Mô Hình Nông Nghiệp ESG

Mô Hình Nông Nghiệp ESG

Novita MetaNovita Meta
Novita BlockchainNovita Blockchain
Novita TechNovita Tech
Novita AcademyNovita Academy
Novita FungatesNovita Fungates

1. Nông Nghiệp ESG - Novita Meta

Hiện nay, việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất tăng trưởng và kháng sinh… trong trồng trọt và chăn nuôi ở Việt Nam đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy thoái đất đai, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và góp phần vào biến đổi khí hậu và ảnh hưởng dài hạn đến tương lai các thế hệ mai sau.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNN) ngày 9 tháng 03 năm 2018: Có  khoảng 2,2 triệu ha đất nông nghiệp bị hủy hoại và ô nhiễm bởi phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, diệt cỏ...Hàng năm cả nước sử dụng 26,7 triệu tấn phân hóa học với 13.423 sản phẩm thì phân hữu cơ chỉ có 2,5 triệu tấn và 713 sản phẩm.
Mặc dù Việt Nam có nguồn tài nguyên lớn từ chất thải hữu cơ và phụ phẩm nông nghiệp (khoảng 184 triệu tấn mỗi năm) có thể sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ, nhưng chưa có giải pháp tái sử dụng chưa hiệu quả.

Tình trạng lãng phí thực phẩm cũng đáng báo động, với khoảng 25% lượng thực phẩm sản xuất bị thất thoát trước khi đến nhà máy chế biến, gây thiệt hại ước tính khoảng 8,8 triệu tấn thực phẩm, tương đương 3,9 tỷ USD, chiếm khoảng 2% GDP của Việt Nam. Tỷ lệ lãng phí thực phẩm của Việt Nam cao gấp hai lần so với các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), việc sử dụng quá mức phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đã gây ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng nước và hệ sinh thái. Nước thải từ nuôi trồng thủy sản và chế biến nông sản cũng góp phần làm môi trường khu vực này trở nên nghiêm trọng hơn.
Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức như tốc độ tăng trưởng suy giảm, chi phí môi trường tăng cao, quản lý chất thải kém và suy thoái hệ sinh thái. Người tiêu dùng ngày càng yêu cầu sản phẩm xanh và sạch hơn. Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và các dự án như kênh đào Funan Techo ở Campuchia đe dọa an ninh lương thực và sự bền vững của nông nghiệp Việt Nam.

Nông nghiệp hóa học

Nông nghiệp hóa học

Suy thoái môi trường

So sánh
Nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ

Tăng trưởng bền vững

Trước tình hình đó, Việt Nam đã xác định chủ trương phát triển kinh tế xanh, giảm phát thải khí nhà kính, khuyến khích kinh tế tuần hoàn và nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030. Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn (Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 22/06/2022) cũng đã được ban hành nhằm thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.

Xóa nghèo
Không còn nạn đói
Sức khỏe và có cuộc sống tốn
Giáo dục có chất lượng
Bình đẳng giới
Nước sạch và vệ sinh
Năng lượng sạch với giá thành hợp lý
Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế
Công nghiệp sáng tạo và phát triển hạ tầng
Giảm bất bình đẳng
Các thành phố và cộng đồng bền vững
Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm
Hành động về khí hậu
Tài nguyên và môi trường biển
Tài nguyên và môi trường trên đất liền
Hòa bình công lý và các thể chế mạnh mẽ
Quan hệ đối tác vì các mục tiêu
17 tiêu chí về phát triển bền vững - Sustainable Development Goals (SDG) của Liên hiệp quốc

Việc xây dựng nền nông nghiệp xanh theo các tiêu chí phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách, góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chất lượng nông sản và sức khỏe cộng đồng, cũng như thực hiện cam kết của Việt Nam về mục tiêu phát thải ròng bằng Netzero vào năm 2050 tại COP28.

Novita Meta: Nền tảng (platform) mạng xã hội tích hợp cộng đồng Nông Nghiệp ESG trong nước và trong số 190 quốc gia LHQ.

2. Vai trò và ứng dụng của biochar trong nền Nông Nghiệp ESG - Novita Blockchain.

Việc ứng dụng công nghệ lò khí hóa ở nhiệt độ trên 700°C để chuyển đổi các phế, phụ phẩm nông nghiệp khó phân hủy hữu cơ như vỏ trấu, vỏ cà phê, hạt điều, cacao, mắc ca... thành than sinh học (biochar) chất lượng cao mang lại nhiều lợi ích quan trọng:

Biochar

Ngoài ra, biochar còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như sản xuất vật liệu, mỹ phẩm, và làm vật liệu lọc nước. Việc sử dụng biochar không chỉ giúp nông dân giảm nhu cầu đốt chất thải, tiết kiệm chi phí phân bón hóa học mà còn đóng góp vào nông nghiệp tuần hoàn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Novita Blockchain: Nền tảng (platform) sàn thương mại điện tử than sinh học (biochar) trong nước và trong số 190 quốc gia của LHQ. Chính biochar là thành phần chính đáp ứng tín chỉ carbon trên sàn Nasdaq.

3. Lò không khói Novita và tạo than sinh học (biochar) - Novita Tech

Novita đã đăng ký thành công sáng chế cho cả phiên bản lò khí hóa không khói dân dụng và công nghiệp để phục vụ bà con nông dân trên khắp Việt Nam và hướng tới nhượng quyền công nghệ này tại 190 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc.
Mặc dù Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng về phế, phụ phẩm nông nghiệp, nhưng việc tận dụng chúng còn rất hạn chế. Theo cuộc họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 23/03/2023, tỷ lệ thu gom phụ phẩm nông nghiệp còn thấp: 52,2% trong trồng trọt, 75,1% trong chăn nuôi, 50,2% trong lâm nghiệp và 90% trong thủy sản. Việc chế biến các phụ phẩm này để gia tăng giá trị còn thấp hơn, chỉ mới tận dụng được 43% chất thải chăn nuôi và 33,2% chất thải chế biến thực vật.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2020, Việt Nam tạo ra hơn 156,8 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp:
  • 88,9 triệu tấn (56,7%) từ thu hoạch và chế biến cây trồng.
  • 61,4 triệu tấn (39,1%) phân gia súc, gia cầm.
  • 5,5 triệu tấn (3,5%) từ lâm nghiệp.
  • Gần 1 triệu tấn (0,6%) từ thủy sản.

Riêng tại khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, lượng phụ phẩm nông nghiệp lần lượt là hơn 13,9 triệu tấn và 39,4 triệu tấn trong năm 2020.

Nguồn tài nguyên khổng lồ này mang lại tiềm năng to lớn cho phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn chúng vẫn bị đốt trực tiếp trên đồng ruộng, gây ô nhiễm không khí, nguy hiểm giao thông và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Để khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên này và giải quyết các thách thức môi trường, Novita đã sáng chế và ứng dụng lò khí hóa (hoạt động trên 700°C) phù hợp với điều kiện Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế. Những lò khí hóa này cho phép tái sử dụng hoàn toàn chất thải và phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất năng lượng sạch, tái tạo và than sinh học (biochar) chất lượng cao, rất quan trọng cho Nông Nghiệp ESG và kinh tế tuần hoàn.

Sau hơn 8 năm hợp tác, nghiên cứu và chế tạo, lò khí hóa dân dụng Novita đã được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam bởi các nông dân canh tác hữu cơ và các dự án của nhà nước tập trung vào kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hơn 3.000 lò đã được xuất khẩu tới nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Pháp, Hà Lan, Đức, Kenya, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippines… thông qua hợp tác với các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu.
Tiếp nối thành công này, Novita đã phát triển phiên bản công nghiệp của lò khí hóa. Hệ thống lò khí hóa và bộ trao đổi nhiệt quy mô công nghiệp được thiết kế để tái sử dụng phế, phụ phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ ca cao, vỏ hạt điều, vỏ mắc ca, vỏ trái cây... thông qua quá trình khí hóa. Quá trình này tạo ra nhiệt lượng lớn với chi phí điện năng đầu vào rất thấp, giúp giảm đáng kể chi phí năng lượng cho nông dân và doanh nghiệp. Các ứng dụng bao gồm sấy nông sản, thủy sản, cung cấp nhiệt cho nồi hơi, nung gạch, sản xuất than sinh học, than hoạt tính và chiết xuất tinh dầu.
Do nhiệt độ cháy cao từ 900–1.200°C tùy vào nguyên liệu, lò khí hóa tạo ra than sinh học chất lượng cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế như Sáng kiến Biochar Quốc tế (IBI) và Tiêu chuẩn Biochar Châu Âu (EBC). Điều này không chỉ cung cấp năng lượng tái tạo mà còn cắt giảm đáng kể khí thải nhà kính trong hoạt động nông nghiệp. Quá trình này góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, tạo ra các sản phẩm thứ cấp có giá trị và tín chỉ CO₂ có giá trị cao.

Novita Tech: Nền tảng (Platform) ứng dụng (App) người dùng trong nước và trong số 190 quốc gia LHQ

4. Mô hình nông nghiệp tuần hoàn xanh bền vững - Novita Academy

1/ Nội dung của mô hình

Mô hình trang trại tuần hoàn Kanai tích hợp chăn nuôi và trồng trọt trong một chu trình khép kín, dựa trên việc tận dụng thực phẩm dư thừa và phế phẩm nông nghiệp theo hàm lượng dinh dưỡng và khả năng phân hủy sinh học:

Công đoạn 1

Lên men thực phẩm dư thừa, phụ phẩm nông nghiệp như rau, củ, quả cùng biochar và men vi sinh… để tạo thức ăn hữu cơ cho vật nuôi, tăng cường sức đề kháng mà không cần dùng thuốc thú y hay kháng sinh.

Công đoạn 2

Sử dụng thực phẩm dư thừa và phân vật nuôi để nuôi ấu trùng, trùn quế làm thức ăn cho gà, cá, đồng thời tạo phân vi sinh chất lượng cao cho trồng trọt.

Công đoạn 3

 Ứng dụng đệm lót sinh học với biochar và vi sinh để chuyển đổi toàn bộ chất thải chăn nuôi thành phân vi sinh mà không gây mùi hôi hay ô nhiễm môi trường.

Công đoạn 4

Sử dụng lò khí hóa (gasifier) với nhiệt độ trên 900°C để xử lý phế phẩm khó phân hủy như vỏ trấu, cà phê, mắc ca..., cung cấp năng lượng cho nấu nướng, sấy nông sản và tạo biochar cho các công đoạn khác.

Công đoạn 5

Hướng dẫn quy trình thu hoạch, sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản theo tiêu chuẩn, kết nối đầu ra, gia tăng giá trị sản phẩm và áp dụng mô hình "từ trang trại đến bàn ăn" để giảm chi phí trung gian.

2/ Ý nghĩa của mô hình:

  • Loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất tăng trưởng, kháng sinh và thức ăn công nghiệp.
  • Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng dinh dưỡng cao, mùi vị tự nhiên với giá cả cạnh tranh.
  • Tiết kiệm chi phí, gia tăng thu nhập cho nông dân, bảo vệ môi trường, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Đảm bảo sức khỏe cộng đồng và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường yêu cầu cao như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản.

3/ Ứng dụng:

  • Mô hình có tính linh hoạt cao, áp dụng cho nhiều quy mô như hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã.
  • Phù hợp với các chương trình quốc gia và quốc tế về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững.
  • Góp phần vào các chương trình phát triển bền vững, cắt giảm khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc.

4/ Lợi ích:

  • Xây dựng thương hiệu cho nông sản và thực phẩm, hạn chế xuất khẩu thô.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua mô hình nông nghiệp tuần hoàn, hướng tới đạt chuẩn hữu cơ và FairTrade.
  • Lợi ích từ biochar theo tác quyền MBTAG đáp ứng tiêu chí về phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hiệp Quốc.
Novita Academy: Học viện đào tạo Nông Nghiệp ESG trong nước và trong số 190 quốc gia của LHQ.

5. Lợi ích từ mô hình sản phẩm hữu cơ và Mô hình tín chí Carbon - Novita FundGates

1/ Nội dung của mô hình

  • Phù hợp với điều kiện Việt Nam: Mô hình nông nghiệp tuần hoàn Kanai thích hợp với nông dân Việt Nam, tương tự như mô hình V-A-C truyền thống.
  • Công nghệ hỗ trợ: Áp dụng các công nghệ như chế phẩm sinh học, lò khí hóa, biochar giúp cắt giảm chi phí đầu vào.
  • Gia tăng năng suất và thu nhập: Nâng cao năng suất, đa dạng hóa sản phẩm và nguồn thu nhập.
  • Bảo vệ môi trường và sức khỏe: Đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nông dân.

2/ Lợi ích cho cộng đồng

  • Thực phẩm sạch, giá phải chăng: Cung cấp nguồn thực phẩm sạch với chi phí hợp lý.
  • Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Góp phần vào môi trường sống trong lành, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

3/ Lợi ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư

  • Gia tăng uy tín thương hiệu: Nâng cao uy tín và thương hiệu về nông sản và thực phẩm.
  • Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế: Đảm bảo tiêu chí ESG, đạt các tiêu chuẩn cao cấp như FairTrade, Eco-Fair.
  • Lợi thế xuất khẩu: Tăng cường khả năng xuất khẩu, giảm hàng rào thuế CO2 khi vào thị trường phương Tây.
  • Tạo nguồn thu từ tín chỉ CO2: Tận dụng việc cắt giảm phát thải để giao dịch tín chỉ CO2 có giá trị cao.

4/ Lợi ích cho nhân loại và Franchise mô hình toàn cầu

  • Phát triển bền vững: Góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bền vững.
  • Đạt mục tiêu SDGs: Đóng góp trực tiếp vào ít nhất 10 trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc.
  • Tăng cường kết nối quốc tế: Mở rộng hiệu quả kết nối, tăng doanh thu và uy tín thương hiệu, thu hút ngoại tệ, tạo việc làm.
  • Franchise toàn cầu: Thúc đẩy quy mô sản xuất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận và uy tín thương hiệu.
  • An ninh lương thực và biến đổi khí hậu: Mở rộng hệ thống phân phối, giảm giá cho người tiêu dùng, đảm bảo an ninh lương thực, đóng góp vào mục tiêu cắt giảm biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.
Novita FundGates: Nền tảng (Platform) ví điện tử Nông Nghiệp ESG trong nước và 190 quốc gia của LHQ.